Thường trực HĐND huyện giám sát tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện ( Cập nhật ngày: 12/06/2023 )Chiều ngày 12/6/2023, đoàn giám sát Thường trực HĐND huyện do đồng chí Mã Thị Hường – Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện đã giám sát kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện từ tháng 01 năm 2022 đến nay. Theo báo cáo của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho thấy tổng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 được phân bổ kinh phí 1tỷ 821 triệu đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư 92 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp 1 tỷ 729 triệu đồng. Với nguồn vốn được giao đơn vị đã triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, gồm dự án 4, dự án 6, dự án 7. Kết quả thực hiện Dự án 4 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững Năm 2022 với tổng kinh phí được giao là 895 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí vốn sự nghiệp 869 triệu đồng, ngân sách địa phương bố trí vốn sự nghiệp26 triệu đồng, Phòng đã tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp được 05 lớp chế biến món ăn tại xã Văn Vũ, Lương Thượng, Đổng Xá, Quang Phong có 175 học viên tham dự. Năm 2023 tổng guồn kinh phí được giao cho đơn vị Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên huyện thực hiện là 3 tỷ 566 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí vốn sự nghiệp 3 tỷ 464 triệu đồng, ngân sách địa phương bố trí vốn sự nghiệp102 triệu đồng. Hiện nay Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện đang thực hiện khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại các xã, thị trấn. Tiểu dự án 3 về Hỗ trợ việc làm bền vững Năm 2022tổng kinh phí được giao là 320 triệu đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển 92 triệu đồng, vốn sự nghiệp 228 triệu đồng. Năm 2023, tổng kinh phí được giao là 603 triệu đồng, trong đó, trong đó ngân sách trung ương bố trí 585triệu đồng, ngân sách địa phương bố trí 18 triệu đồng. Hiện nay đang triển khai thu thập cơ sở dữ liệu người lao động năm 2023 tại các xã, thị trấn theo kế hoạch. Kết quả thực hiện Dự án 6 về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2022, tổng kinh phí được giao là 49 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí 47 triệu đồng, ngân sách địa phương bố trí 02 triệu đồng. Năm 2023 tổng kinh phí được giao là 220 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí 213 triệu đồng; ngân sách địa phương bố trí 07 triệu đồng. Hiện nay Phòng Lao động – TB&XH huyện đang phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu thực hiện các nội dung. Kết quả thực hiện Dự án 7 về Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình. Đối với tiểu dự án 1, năm 2022 được giao với tổng kinh phí là 364 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí 353 triệu đồng; ngân sách địa phương bố trí 11 triệu đồng. Đơn vị đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp cơ sở với 575 đại biểu tham dự trong đó số cán bộ nữ 154 người, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số 554 người. Năm 2023: Tổng kinh phí được giao: 570 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí 554 triệu đồng; ngân sách địa phương bố trí 16 triệu đồng. Hiện nay Phòng Lao động, TB&XH huyện đang phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu thực hiện các nội dung. Tiểu dự án 2 về Giám sát, đánh giá, năm 2022 tổng kinh phí được giao là 193 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí 187 triệu đồng, ngân sách địa phương bố trí 06 triệu đồng, kết quả giải ngân đạt 100%; Năm 2023, tổng kinh phí được giao là305 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí 295 triệu đồng, ngân sách địa phương bố trí 10 triệu đồng… Tại buổi giám sát đã giành nhiều thời gian đã trao đổi thảo luận về những thuận lợi khó khăn, vướng mắc và hướng triển khai thực hiện có hiểu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Đồng thời đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể về nội dung hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo; đề nghị UBND tỉnh sớm sửa đổi và bổ sung một số nội dung trong Quyết định 1750/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh đã được các đơn vị góp ý tại Văn bản số 1100/UBND-TCKH ngày 21/4/2023 của UBND huyện để phù hợp với quy định hiện hành và thuận lợi cho các đơn vị áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện. Kết luận giám sát đồng chí Mã Thị Hường – Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện đánh giá cao những kết quả trong triển khai công tác giảm nghèo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện. Đồng thời đề nghị trong thời gian tới, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện cần tiếp tục tăng cường công tác tham mưu cho UBND huyện trong công tác lãnh đạo, điều hành, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo; gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, địa phương với mục tiêu giảm nghèo. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông để người dân nắm được các thông tin của Đảng và Nhà nước về Chương trình giảm nghèo. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về giảm nghèo cho người dân sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về công tác giảm nghèo. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xây dựng và phát triển các mô hình phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững nâng cao thu nhập cho người dân; Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn được phân bổ theo đúng mục tiêu của Chương trình, lồng ghép với các nguồn vốn khác để thực hiện mục tiêu giảm nghèo; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp huyện đến cấp thôn, trong đó chú trọng các nội dung của Chương trình giảm nghèo, hướng dẫn thực hiện các mô hình, dự án giảm nghèo, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật, liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm…/. Quốc Khánh |