Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ Gửi thư In Tăng sáng Giảm sáng

Bảo tồn và phát huy giá trị múa bát dân tộc Tày ở Na Rì

( Cập nhật ngày: 25/04/2024 )

           Huyện Na Rì không những được thiên nhiên ưu đãi bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng trên địa bàn huyện còn tổ chức nhiều lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao… ở địa phương, các Lễ hội mang những nét đẹp đặc trưng riêng của từng dân tộc. Ở đó, chúng ta không chỉ được thưởng thức không gian âm nhạc của đồng bào Tày với những làn điệu hát then, shi, lượn, mà còn được thả hồn vào điệu múa Bát đầy vui nhộn, quyến rũ.

          Năm 2022, múa bát của người Tày Bắc Kạn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của điệu múa bát trong đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Tày, những năm qua, các cấp, ngành liên quan trong huyện đã quan tâm gìn giữ, phát triển điệu múa bát. Do đó, loại hình này được biểu diễn rộng rãi trong cộng đồng, nhất là trong các dịp lễ, hội.

Múa bát người Tày gọi là “mủa Pảt” đã được đồng bào lưu truyền qua nhiều thế hệ, giống then ở bộ trang phục nhưng khác ở cây đàn tính là dụng cụ gồm bát và đôi đũa. Điều đó mang những đường nét, dáng điệu phản ánh sinh động đời sống lao động, sản xuất của cư dân nông nghiệp miền núi, trở thành một phần quan trọng và được Nhân dân các dân tộc yêu thích, gìn giữ qua nhiều đời, gắn bó máu thịt và trở thành tài sản tinh thần quý giá, một phần không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Tày. Với nhịp điệu vừa vui nhộn, vừa say đắm, múa bát không đơn thuần mang tính giải trí mà còn góp phần cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân tiếp tục hăng say lao động, sản xuất.

Múa bát dân tộc Tày cũng là nội dung nằm trong chương trình bảo tồn văn hóa phi vật thể của huyện Na Rì. Mới đây, thị trấn Yến Lạc là địa phương được tỉnh chọn để truyền dạy được 1 lớp với 30 thành viên đủ lứa tuổi tham gia.

Em Nông Hà Chi, thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì là thành viên nhỏ tuổi nhất của lớp truyền dạy múa bát cho biết: “Em rất đam mê các làn điệu dân tộc Tày như: đàn tính, hát then, sli lượn, nhưng múa bát đây là lần đầu em được các bà các mẹ truyền dạy múa bát của dân tộc Tày. Em thấy múa bát là điệu múa rất đặc sắc, bộ trang phục dân tộc Tày uyển chuyển kết hợp với điệu múa bát mềm mại, thướt tha tôn lên nét đẹp dịu dàng của phụ nữa dân tộc Tày”.

          Múa bát của người Tày huyện Na Rì có nhiều nét khá đặc sắc: Trang phục biểu diễn múa bát gồm áo Tày dài, áo ngắn, quần, thắt lưng, khăn vuông quấn đầu. Thể hiện điệu múa bát chủ yếu là nữ với bộ trang phục màu chàm, được làm bằng vải dệt từ sợi bông. Nhạc cụ chính của múa bát là chiếc bát và đôi đũa, điệu múa uyển chuyển, đẹp mắt.

Chị Phan Thị Xuyến, Thành viên Câu lạc bộ then thị trấn Yến Lạc cho biết: “Múa bát được câu lạc bộ tập luyện và truyền dạy, đây là một điệu múa đặc sắc được huyện Na Rì cũng như các thế hệ người Tày lưu giữ và bảo tồn bằng hình thức truyền miệng và truyền dạy trực tiếp nhưng cho đến nay các động tác múa vẫn gần như mang tính thống nhất, ít dị bản. Nhiều động tác múa mang ý nghĩa mô phỏng lại các động tác ươm tơ thủ công của bà con từ ngàn xưa, các hoạt động vật chất, sinh hoạt tinh thần hay lễ mừng cơm mới của đồng bào Tày”.

Đây là một điệu múa đặc sắc được huyện Na Rì cũng như các thế hệ người Tày lưu giữ và bảo tồn bằng hình thức truyền miệng và truyền dạy trực tiếp nhưng cho đến nay các động tác múa vẫn gần như mang tính thống nhất, ít dị bản. Nhiều động tác múa mang ý nghĩa mô phỏng lại các động tác ươm tơ thủ công của bà con từ ngàn xưa, các hoạt động vật chất, sinh hoạt tinh thần hay lễ mừng cơm mới của đồng bào Tày.

Ngoài việc bảo tồn về hát then, đàn tính, páo dung và các điệu múa khác…thì múa bát đã tạo nên bản sắc văn hóa được cộng đồng các dân tộc ở huyện Na Rì lưu giữ, truyền dạy qua các thế hệ. Tiến tới xây dựng di sản múa bát dân tộc Tày thành món ăn tinh thần, đặc trưng riêng có của huyện./.

Phương Nga